Thúc đẩy du lịch Trà Vinh cất cánh

 

    Trong bức tranh thiên nhiên tuyệt đẹp của ĐBSCL, tỉnh Trà Vinh là một gam màu nổi bật với cnh quan khá đa dng cùng vi h thng sông ngòi chng cht. Đến nơi đây, du khách n tượng bi v yên bình, nn văn hóa đa sc tc và người dân thân thin. Trao đổi với Lao Động, ông Dương Hoàng Sum - Giám đốc Sở VHTTDL tỉnh Trà Vinh - cho biết:

 

Chùa Âng được xem là một trong những ngôi chùa lớn và độc đáo nhất trong hệ thống các ngôi chùa Khmer trong tỉnh Trà Vinh. Ảnh: Tạ Quang

    Sau 30 năm tái lập, Trà Vinh đạt được nhiều thành tựu nổi bậc trên nhiều lĩnh vực: Chính trị, kinh tế, văn hóa, giáo dục… Để có được những thành tựu chung của tỉnh thì ngành du lịch cũng đã có những đóng góp rất quan trọng trong việc phát triển nhiều mặt về kinh tế, văn hóa, xã hội.

    Xuất phát điểm của du lịch tỉnh ban đầu cũng rất khó khăn, do hạn chế về giao thông đi lại, nhất là trước năm 2015 khi Cầu Cổ Chiên chưa đưa vào sử dụng, Trà Vinh chưa có tên trên bản đồ du lịch cả nước do nằm ở thế độc đạo, đa số khách sẽ bỏ qua Trà Vinh mà đi thẳng cung đường từ Vĩnh Long đến Cần Thơ, An Giang, Cà Mau; hoặc nối tour từ Long An - Tiền Giang - Bến Tre.

    Kể từ năm 2015, sau khi có Cầu Cổ Chiên, rút ngắn khoảng cách Trà Vinh đi TPHCM gần 80km theo hướng Quốc lộ 60 sang Bến Tre; đồng thời giúp Trà Vinh phá thế độc đạo, khách từ TPHCM, Tiền Giang, Bến Tre sang tỉnh nhiều hơn. Đặc biệt năm 2017 khi Bộ Chính trị ban hành Nghị quyết 08 về phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, tỉnh Trà Vinh rất quan tâm và ban hành rất nhiều chương trình, kế hoạch, đề án, nghị quyết để phát triển lĩnh vực du lịch.

    Giai đoạn 2015-2020 được xem là giai đoạn phát triển đột phá, ấn tượng nhất của du lịch tỉnh Trà Vinh, với tốc độ tăng trưởng đạt 31,78%/năm. Đặc biệt năm 2019 tổng thu du lịch 359 tỉ đồng; lượng khách đạt trên 1 triệu lượt.

    Tỉnh Trà Vinh đang tập trung nhiều giải pháp để phát triển du lịch, phấn đấu đến năm 2030, du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội địa phương. Để đạt được mục tiêu này, tỉnh đã có định hướng gì trong thời gian tới?

    - Bên cạnh phát huy thế mạnh các sản phẩm đặc trưng của du lịch tỉnh là du lịch sinh thái miệt vườn trên cơ sở phát huy lợi thế của tỉnh có nhiều cù lao, cồn nổi ven sông, nhiều tuyến sông, kênh rạch gắn với vườn cây ăn trái và phát triển du lịch tâm linh gắn với lễ hội, thì theo đề án phát triển kinh tế biển Trà Vinh giai đoạn 2021 - 2025 và định hướng đến năm 2030, dựa vào những đặc điểm về tự nhiên, tiềm năng về cảnh quan, sinh thái, nhân văn của khu vực biển Trà Vinh, du lịch của tỉnh sẽ được chia thành 5 tiểu vùng với các chiến lược phát triển khác nhau theo “hành trình từ sông ra biển” gồm:

    Tiểu vùng cửa sông Cổ Chiên, bao gồm hệ thống các cồn, cù lao giữa sông và khu vực ven bờ thuộc 2 xã Mỹ Long Bắc, Nam và thị trấn Mỹ Long: Phát triển hệ thống du lịch trên các cồn, ven sông, phát huy cảnh quan cửa sông lớn.

    Tiểu vùng trung tâm: Là vùng cồn cát rộng lớn thuộc hai huyện Trà Cú, Cầu Ngang, bên trong đất liền là vùng hội tụ các ý tưởng bảo tồn hệ sinh thái và văn hoá tiểu vùng Mekong, trong đó văn hoá Khmer và cảnh quan nông nghiệp Khmer làm chủ đạo.

    Tiểu vùng đô thị công nghiệp ven Kênh đào Trà Vinh và ven cửa sông Hậu thuộc Trà Cú: Phát triển không gian công nghiệp, cảng và đô thị công nghiệp.

    Tiểu vùng thị xã Duyên Hải, bao gồm khu vực đô thị thị xã Duyên Hải hiện nay ra tới biển: Trong tương lai xác định là một đô thị biển quy mô trung bình, tương ứng với tầm nhìn là đô thị loại 3 sẽ là khu vực đô thị du lịch biển trung tâm.

    Tiểu vùng đô thị sinh thái rừng ngập mặn huyện Duyên Hải: Là một vùng sinh thái rừng ngập mặn xen lẫn đô thị du lịch vùng ngập mặn.

    Nhằm thu hút khách du lịch, ngành du lịch Trà Vinh đề ra các giải pháp khai thác sản phẩm đặc trưng dựa trên yếu tố văn hóa Khmer. Cụ thể những giải pháp đó là gì?

    - Người Khmer tỉnh Trà Vinh có số dân đông so với các tỉnh ĐBSCL, do đó có nền văn hóa phong phú, đa dạng thông qua các hoạt động lễ hội tôn giáo, các loại hình nghệ thuật, văn hóa vật chất, ngành nghề truyền thống, mang đậm nét văn hóa đặc trưng. Để xây dựng sản phẩm du lịch thu hút du khách đến tham quan, ngành du lịch tỉnh trước tiên tổ chức quảng bá hình ảnh, trưng bày sản phẩm đặc trưng văn hóa Khmer để kết nối các tuyến du lịch từ TPHCM và các tỉnh ĐBSCL.

    Song song đó, xây dựng và chỉnh lý các phòng trưng bày tại Nhà Bảo tàng Văn hóa dân tộc Khmer và hằng năm thực hiện trưng bày theo chuyên đề như trang phục, ẩm thực, ngành nghề truyền thống, các loại hình nghệ thuật trong các dịp Tết Cổ truyền, các dịp lễ hội của dân tộc;  Quy hoạch, đầu tư một số hạng mục, công trình, chỉnh trang, vệ sinh môi trường xanh sạch đẹp tại di tích danh thắng Ao Bà Om. Trùng tu, sửa chữa nâng cấp hạng mục trong di tích Chùa Âng, để tạo thành khu liên hoàn về văn hóa Khmer, thu hút khách tham quan ngày càng đông hơn.

    Hằng năm có kế hoạch sửa chữa, trùng tu các di tích văn hóa, lịch sử chùa Khmer trên địa bàn tỉnh và tiếp tục xây dựng làng văn hóa trong giai đoạn tiếp theo. Ngoài ra, các loại hình nghệ thuật trình diễn truyền thống như sân khấu, múa, hát dân gian… luôn được các chùa, đồng bào Phật tử giữ gìn, bảo tồn và phục vụ rộng rãi trong quần chúng nhân dân. 

    Để ngành du lịch Trà Vinh thực sự phát triển tương xứng với tiềm năng và lợi thế vốn có, cần có những kế hoạch cụ thể như thế nào để mời gọi đầu tư trong lĩnh vực du lịch?

    - Định hướng xây dựng các sản phẩm du lịch và các dự án mời gọi đầu tư trong lĩnh vực du lịch của tỉnh trong thời gian tới là tiếp tục tập trung khai thác đúng tiềm năng, lợi thế, trong đó tỉnh tập trung vào 3 sản phẩm trụ cột chính gồm:

    Thứ nhất, xây dựng thêm nhiều sản phẩm du lịch sinh thái miệt vườn trên cơ sở phát huy lợi thế của tỉnh có nhiều cù lao, cồn nổi ven sông, ven biển, nhiều tuyến sông, kênh rạch gắn với vườn cây ăn trái trên địa bàn các địa phương có thế mạnh như: Cù lao Tân Quy, cù lao An Lộc (huyện Cầu Kè); Cồn Hô, xã Đức Mỹ; Đại Phước, Đại Phúc (Càng Long); Sông Láng Thé, sông Ba Trường, sông Long Bình...

    Thứ hai, phát triển du lịch tâm linh gắn với lễ hội, đặc biệt là phát huy bản sắc văn hóa dân tộc Trà Vinh để trở thành một loại hình văn hóa trải nghiệm như các lễ hội Ok Om Bok, Nghinh ông (Cúng biển Mỹ Long); Vu lan Thắng hội; Nguyên tiêu Thắng hội...

    Thứ ba là quan tâm cho loại hình du lịch biển nhờ lợi thế tỉnh có 65km bờ biển và cánh đồng điện gió gắn với khu du lịch sinh thái biển Ba Động được nhiều du khách biết đến.

    Đề làm được điều này ngành du lịch tỉnh sẽ tập trung mời gọi các dự án du lịch trọng tâm như: Mỏ nước khoáng nóng Cồn Ông - Long Thạnh được Hội đồng đánh giá trữ lượng khoáng sản Nhà nước xét và phê duyệt ở cấp B (240m3/ngày đêm), với nhiệt nóng 37,5 độ, rất lý tưởng để khai thác dịch vụ tắm khoáng nóng, đây nguồn tài nguyên do thiên nhiên ưu ái cho Trà Vinh và là điểm đến duy nhất trong khu vực ĐBSCL về khoáng nóng.

                                  - Xin cảm ơn ông!

                                                                                      Mai Hương

                                                                                         Nguồn: Báo Lao động

Tin khác
1 2 3 4 5  ... 









Thống kê truy cập
  • Đang online: 2
  • Hôm nay: 9
  • Trong tuần: 792
  • Tất cả: 1953662
Đăng nhập